Hỗn hợp 4 chủng vi sinh

TPCN - Cung cấp nguyên liệu sản xuất dược và thực phẩm chức năng, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn quốc. Nhập khẩu nguyên liệu theo yêu cầu của khách hàng.

liên hệ zalo Liên hệ đặt hàng

Hoặc gọi 0962 613 788
để mua hàng nhanh nhất

1. Chủng 1: Bacillus Subtilis

1.1. Bacillus Subtilis là gì?

Bacillus subtilis là vi khuẩn hiếu khí nhưng vẫn có khả năng phát triển trong môi trường thiếu oxi. Nhiệt độ tối ưu cho nuôi cấy Bacillus subtilis là 30÷40oC, pH tối ưu là 7.0÷7.4

Trên môi trường thạch đĩa LB: Khuẩn lạc của chủng Bacillus subtilis ATCC 11774TM có dạng hình tròn, rìa răng cưa không đều, đường kính khoảng 2÷4 mm, màu trắng đục, có tâm hơi lõm, khuẩn lạc lồi và ướt.

Trong môi trường canh LB: B. subtilis phát triển làm đục môi trường, tạo thành vân mây ở đáy bình.

1.2. Cơ chế tác dụng của B. Subtilis

Bacillus subtilis được Ferdinand Cohn – một cộng sự của Robert Koch mô tả và đặt tên năm 1872. Bacillus subtilis có vai trò lớn trong việc giữ ổn định thế quân bình vi khuẩn đường ruột bằng cơ chế cạnh tranh sinh tồn và khả năng gây ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột do tác dụng bởi những sản phẩm tiết của nó.

Công trình nghiên cứu của Work và cộng sự năm 1959 đã cho thấy B. subtilis có hệ thống enzyme tương đối hoàn chỉnh. Các enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid, protid.

Enzyme cenlulase biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp. Enzyme phân giải gelatin. Enzyme phân giải fibrin và một loại enzyme giống lysozyme gây tác dụng trực tiếp dung giải một số loại vi khuẩn Proteus gây bệnh trong đường ruột.

1.3. Bacillus Subtilis có tác dụng gì?

B. Subtilis được đánh giá là một trong những loại vi khuẩn an toàn và hiệu quả nhất để sử dụng trong ngành công nghệ sinh học sản xuất các axit amin quan trọng như: lysine, valine, tyrozine, proline, threonine, isoleusine, aspartic…

Ngoài ra, B. subtilis còn có khả năng tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương, nấm gây bệnh như: Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A,B,C,R), Bacillopectin, Mycobacillin, Subtilin (A,B,C), Prolimicin…

Nhờ các kháng sinh này mà B. subtilis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác và người ta đã ứng dụng chúng để tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn trong ruột.

B. Subtilis còn có khả năng đồng hóa một số vitamin như B2 (Riboflavin) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể động thực vật, có mặt trong tất cả các tế bào, tham gia vào các quá trình dinh dưỡng và hô hấp của sinh vật.

1.4. Độ an toàn:

Ở châu Âu và ở Mỹ, Bacillus subtilis được chỉ định là đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, tiếng Anh gọi là QPS (Qualified Presumption of Safety) hay GRAS (Generally Regarded As Safe). Bacillus subtilis đã được các nhà khoa học của Trường Đại học Hoàng gia Holloway Luân Đôn, Anh Quốc chứng minh là rất an toàn và không hề có tác dụng phụ với liều uống lên đến 1×1011 CFU/ngày (Hong và đồng sự 2008)

Dạng bào chế, mật độ:

  • Nguyên liệu đông khô
  • Mật độ đạt được: 3×109÷3×1010 cfu/gr

1.5. Ưu điểm của Nguyên liệu:

  • Đạt độ tinh khiết cao, không bị nhiễm chéo.
  • Theo dõi được độ ổn định của nguyên liệu trong thời gian >12 tháng trong điều kiện nhiệt độ phòng.
  • Đạt tất cả các chỉ tiêu được Trung tâm Kiểm nghiệm và hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng (VIDS) cấp phiếu kiểm nghiệm của có giá trị trên toàn quốc.

2. Chủng 2: Bacillus Clausii

2.1. Bacillus clausii là gì?

Bacillus clausii là loài lợi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp nhất là từ 15-50oC. Mỗi chủng sẽ có nhiệt độ thích hợp khác nhau, ví dụ: Chủng B.clausii DSM 8716 có nhiệt độ thích hợp là 30oC, chủng B.clausii KSM-K16 có nhiệt độ thích hợp là 40oC…

Khoảng pH nuôi cấy thích hợp từ 7-10. Chủng B.clausii KSM-K16 có pH thích hợp là 9,0.

2.2. Cơ chế tác dụng của Bacillus clausii

Bacillus clausii là loài vi khuẩn hiếu khí, có khả năng tạo bào tử và bền vững trong môi trường acid của dịch vị dạ dày, vì thế sẽ đi qua dạ dày một cách an toàn, tới ruột nảy mầm thành vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa ngay cả khi có mặt các kháng sinh như  Ampicillin, Cephalosporin, Erythromycin, Lincomycin và Chloramphenicol …

Việc uống đủ một lượng nhất định bào tử sống sẽ giúp tạo ra hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

Bacillus clausii là vi khuẩn tuyệt đối an toàn nên sẽ không sản sinh bất cứ độc tố hay chất nào gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng

2.3. Bacillus clausii mang lại tác dụng gì?

Bacillus clausii phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh, đồng thời sản sinh ra các men tiêu hóa như Amylase và Protease. Vì vậy, Bacillus clausii thường được dùng làm thực phẩm chức năng để bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhờ đó giúp phòng ngừa và phối hợp điều trị rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính ở trẻ em, đặc biệt là sau khi dùng kháng sinh kéo dài.

2.4. Bacillus clausii có gây nên tác dụng phụ không?

Nghiên cứu của marseglia và đồng sự năm 2007 chỉ ra rằng Bacillus clausii không gây nên tác dụng phụ và độc tính đối với trẻ em trong quá trình điều trị

2.5. Ưu điểm của nguyên liệu:

  • Đạt độ tinh khiết cao, không bị nhiễm chéo.
  • Thei dõi được dộ ổn định của nguyên liệu trong thời gian >12 tháng trong điều khiện nhiệt độ phòng
  • Đạt tất cả các chỉ tiêu được Trung tâm kiểm nghiệm và hợp huẩn, Viện Thực phảm chức năng Việt Nam (VIDS) cấp phiếu kiểm nghiệm có giá trị trên toàn quốc

3. Chủng 3: Bacillus Coagulans

3.1. Giới thiệu chung

Bacillus coagulans là một loài vi khuẩn tạo axit, được sử dụng tương tự như Lactobacillus và probiotic khác như vi khuẩn có ích.

3.2. Ứng dụng để điều trị

  • Bệnh viêm ruột (IBD, Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng)
  • Phòng chống ung thư
  • Các vấn đề về tiêu hóa
  • Viêm đại tràng Clostridium difficile
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Nhiễm Helicobacter pylori, gây loét dạ dày
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Là một tác nhân được bổ sung vào vắc-xin để nâng cao hiệu quả.
  • Tiêu chảy, bao gồm tiêu chảy do virus ở trẻ em, tiêu chảy của người du lịch, và tiêu chảy do kháng sinh gây ra

3.3. Bacillus coagulans tương tác với những thuốc gì?

3.3.1. Thuốc ức chế miễn dịch

Các loại bacillus coagulans có thể làm tăng hệ miễn dịch. Dùng bacillus coagulans cùng với các thuốc làm giảm hệ miễn dịch có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc làm giảm hệ miễn dịch.

Một số loại thuốc giảm hệ miễn dịch bao gồm azathioprine (Imuran®), basiliximab (Simulect®), cyclosporine (Neoral®, Sandimmune®), daclizumab (Zenapax®), muromonab-CD3 (OKT3®, Orthoclone OKT3®), mycophenolate (CellCept®), tacrolimus (FK506, Prograf® ), sirolimus (Rapamune®), prednisone (Deltasone®, Orasone®), corticosteroid (glucocorticoid) và các loại khác

3.3.2. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được dùng để giảm các vi khuẩn có hại trong cơ thể, tuy nhiên nó cũng có thể làm giảm các vi khuẩn có lợi khác trong cơ thể.

Dùng thuốc kháng sinh cùng với bacillus coagulans có thể làm giảm các lợi ích của bacillus coagulans. Để tránh sự tương tác này, hãy dùng các sản phẩm Bacillus coagulans ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng kháng sinh.

4. Chủng 4: Bacillus licheniformis

4.1. Bacillus licheniformis là gì?

Bacillus licheniformis là một loại vi khuẩn gram dương, ưa nhiệt. Nhiệt độ phát triển tối ưu của nó là khoảng 50oC, mặc dù nó có thể tồn tại ở nhiệt độ cao hơn nhiều. Nhiệt độ tối ưu để tiết enzyme là 37oC.

Nó có thể tồn tại ở dạng không hoạt động bào tử để chống lại môi trường khắc nghiệt, hoặc ở trạng thái sinh dưỡng khi điều kiện tốt.

4.2. Công dụng Bacillus licheniformis mang lại:

  • Bacillus licheniformis có khả năng phân hủy các chất phế thải hữu cơ, tích lũy trong nền đáy ao nuôi, làm sạch nước. Bacillus licheniformis có tác dụng làm giảm COD, H2S trong ao tôm làm tăng năng suất nuôi.
  • Bacillus licheniformis  tiết ra enzyme phân hủy các chất như carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn
  • Bacillus licheniformis giúp cải thiện trọng lượng, chuyển hóa thức ăn và giảm bệnh tiêu chảy, tỉ lệ chết non ở vật nuôi.
  • Bacillus licheniformis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn gây hại khác.
  • Các chế phẩm men vi sinh chứa nhóm vi khuẩn Bacillus sp có tác dụng phân huỷ nhanh các hợp chất hữu cơ, làm mất mùi hôi, kích thích sự phát triển các vi khuẩn có lợi, cạnh tranh môi trường sống, làm giảm số lượng vi khuẩn có hại gây bệnh, làm ổn định môi trường
  • Giúp chuyển hoá các chất hữu cơ như: xác động thực vật, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các chất độc hại như NH­3, NO2 thành các chất không độc như NO3 , NH4+ từ đó làm ổn định chất lượng nước.

4.3. Phạm vi ứng dụng

Làm nguyên liệu điều chế các chế phẩm men vi sinh, Probiotics, chất bổ sung thức ăn chăn nuôi, chế phẩm xử lý dùng trong Thú y, Thủy sản và Xử lý Môi trường.